Canxi là một khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người .Trong cơ thể người, thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng là canxi kết hợp với phospho, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, can-xi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của thế bào và quá trình đông máu.
Canxi là gì?

- Can-xi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Trong cơ thể Can-xi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể người, 99% lượng can-xi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu.
- Can-xi kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe.
Canxi tồn tại trong cơ thể ở dạng nào?
- Canxi trong xương: cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối can-xi.
- Canxi ngoài xương: Lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10 g. Can-xi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.
Công dụng của Canxi là gì?
Đối với người lớn
- Canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh loãng xương. Giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.
- Canxi còn cần thiết cho hoạt động của tim. Nếu cơ thể thiếu can-xi kéo dài, cơ tim sẽ co bóp yếu, khi làm việc dễ mệt và hay vã mồ hôi.
- Ngoài ra, chúng có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Ở người già thiếu can-xi dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu,…
Đối với trẻ em
- Nhờ có can-xi sẽ giúp trẻ cao lớn, tăng cường cho khả năng miễn dịch. Tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
- Với những trẻ thiếu can-xi, trẻ sẽ chậm lớn, xương nhỏ và yếu dễ dẫn đến bệnh còi xương. Chất lượng răng kém, dễ sâu và răng mọc không đều.
- Bên cạnh đó, chúng rất quan trọng với hệ thần kinh của trẻ em. Những trẻ bị thiếu can-xi thường có biểu hiện khóc đêm, hay giật mình và dễ nổi cáu
Thiếu canxi dẫn đến nguy cơ nào?

- Ảnh hưởng của của thiếu can-xi sẽ dẫn đến những nguy cơ sau: Thiếu xương (mật độ khoáng của xương thấp hơn bình thường); Loãng xưỡng (mật độ xương rất thấp); Tăng nguy cơ gãy xương
- Thiếu can-xi lâu dài trong khẩu phần có dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như: bệnh cao huyết áp và ung thư ruột. Lượng can-xi (dưới 600 mg/ngày) và áp lực máu có mối liên quan ngược chiều (khi lượng can-xi giảm, tỉ lệ mắc bệnh cao huyến áp tăng).
Thừa canxi gây ra tác dụng gì?
- Rất hiếm gặp các trường hợp thừa can-xi trong máu hay tích trữ thừa trong mô do tiêu thụ quá nhiều can-xi do lượng canxi khi ăn vào dư thừa, chúng sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể.
- Tuy nhiên khi dùng thuốc can-xi liều cao, kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ thường thấy như sau: Sỏi thận, tăng can-xi huyết và suy thận, giảm hấp thu các khoáng chất cần thiết khác như sắt, kẽm, magiê và phospho.
Đối tượng cần bổ sung canxi là ai?
- Trẻ em trong độ tuổi dậy thì
- Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh
- Người sống trong các khu vực có chế độ ăn thiếu canxi; (các quốc gia khu vực Đông Á, Đông Nam Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ)
- Người ăn chay, người lớn tuổi
- Người bệnh loãng xương, người bị gãy xương
- Người có bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm hấp thu can-xi; (viêm ruột hoặc bệnh celiac, không dung nạp lactose).
✭✭ Đọc thêm Fukujyusen, Beta glucan, Nấm linh chi sừng hươu
- Fukujyusen Ribeto Nhật Bản: Thành phần, công dụng, cách sử dụng
- Nấm linh chi sừng hươu: Công dụng, cách sử dụng hiệu quả
- Beta glucan (β-glucan) là gì? Cách sử dụng ra sao?
Nguồn tham khảo Canxi
- Nguồn Vinmec.com bài viết Canxi là gì? Vai trò của can-xi với cơ thể?
- Nguồn uy tín Wikipedia.org bài viết Can-xi
- Nguồn uy tín Fukujyusen.com bài viết Canxi là gì? Công dụng Canxi đối với cơ thể ra sao?
Bác sĩ Trần Ngọc Ánh hiện đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Phó giáo sư chuyên ngành Nội Tiêu hóa Trưởng Khoa Nội tổng hợp-u hóa của Trường Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ tư vấn tại ThuocLP Vietnamese health.
Trình độ chuyên môn, Học hàm- Học vị:
Tốt nghiệp hệ Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội
Tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội
Tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên khoa chuyên ngành Tiêu hoá, Trung tâm Viện Trường Henri Mondor, Đại học Paris 6, Cộng hòa Pháp 1996-1997; 1999
Tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên khoa chuyên ngành Tiêu hoá, Bệnh viện Bắc Hoàng Gia Sydney, Australia; 2002
Tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên khoa chuyên ngành các bệnh lý gan mạn, Pizza, Italia 2009
Tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Tiêu hoá, Trường Đại học Y Hà Nội
Phó giáo sư, Chuyên ngành Tiêu hoá, Trường Đại học Y Hà nội
Đào tạo và Nghiên cứu khoa học:
Đã công bố hơn 200 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế
Chủ biên nhiều sách chuyên khảo và tham gia biên soạn 2 sách giáo khoa.
Hướng dẫn nhiều sinh viên và học viên sau đại học của Trường Đại học Y Hà Nội
Chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu cấp cơ sở
Chứng chỉ Y khoa:
Chứng chỉ thực hành lâm sàng tốt (GCP: 2012, 2015), Bộ Y tế
Chứng chỉ chuyên ngành: Nội soi tiêu hoá thông thường, Nội soi tiêu hoá can thiệp, Siêu âm tiêu hoá thông thường, Siêu âm tiêu hoá can thiệp (BV Bạch Mai), Bệnh lý gan mạn.